Hiển thị các bài đăng có nhãn tin-tức-y-dược. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tin-tức-y-dược. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 17 tháng 7, 2014

Bệnh tim tăng trầm trọng hơn vì thuốc trị tăng huyết áp

Bệnh tim mạch - Thuốc chẹn beta được dùng trong điều trị tăng huyết áp nhưng khi dùng nhóm thuốc này, một số tác dụng không mong muốn có thể xảy ra như gây ra hoặc làm nặng thêm suy tim, gây co thắt phế quản...


Bệnh nhân cần tư vấn bác sỹ trước khi dùng thuốc để tránh những tác dụng phụ không mong muốn. Ảnh minh họa

Việc chọn lựa thuốc thích hợp cho các bệnh này do thầy thuốc quyết định, song người bệnh cần hiều rõ các tác dụng phụ, tương tác của chúng để dùng đúng, tránh tai biến. Một số thuốc trong nhóm này như atenolol, metoprosol, bisoprolol, propranolol, narodol, timolol, carvediol, lebatol. Ngoài ra nhóm thuốc chẹn beta này còn có những tác dụng phụ khác mà người tiêu dùng cần lưu ý.

Khi dùng loại thuốc này cũng cần chú ý tới sự tương tác với các thuốc dùng đồng thời, trong đó có tương tác làm nặng thêm tác dụng phụ của thuốc. Đối với các thuốc hạ huyết áp khác, thuốc làm tăng hiệu lực hạ huyết áp, song cũng làm tăng tác dụng phụ của chẹn beta (làm chậm nhịp tim, tụt huyết áp mạnh, gây ra hoặc làm nặng thêm suy tim, gây block nhĩ - thất, còn có thể gây loạn nhịp tim).

Mức tương tác cũng khác nhau. Với nhóm lợi niệu (thiazid) vẫn có thể phối hợp được, nhưng cần điều chỉnh liều; Nếu trước đó đã dùng lợi niệu thì phải ngừng lợi niệu vài ba ngày rồi mới dùng chẹn beta; Nếu muốn dùng cùng lúc thì phải khởi đầu chẹn beta liều thấp. Với nhóm chẹn canxi (bebridil, nifedipin, diltiazem, verapamil) tương tác ở mức nghiêm trọng, dẫn tới suy tim, tuyệt đối không phối hợp. 

Khi dùng chung với thuốc chống loạn nhịp khác (như propafenon amiodaron, quinidin, disopyramid), chẹn beta làm tăng tính ức chế tim (gây rối loạn co bóp tim), tăng sự làm chậm dẫn truyền nhĩ thất lên quá mức (gây rối loạn dẫn truyền), hủy các tác dụng điều hòa tim mạch và điều hòa giao cảm làm mất tác dụng của các thuốc này.

Do có những tác dụng phụ và các tương tác trên, người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối sự chỉ định của thầy thuốc, không tự ý chọn thuốc hay thay đổi thuốc. Thực hiện đúng lịch khám định kỳ, chấp hành sự điều chỉnh thuốc nếu có, dùng đúng liều, khởi đầu liều thấp rồi tăng dần đến liều hiệu lực, không tự ý tăng liều theo cảm giác chủ quan (liều cao không tăng hiệu lực mà tăng tác dụng phụ).


Người bệnh huyết áp cần có chế độ dùng thuốc và điều trị thích hợp để không ảnh hưởng tới tim. Ảnh minh họa

Việc dùng lâu dài cơ thể đã quen với trạng thái ức chế nên không ngừng thuốc đột ngột, vì ngừng đột ngột sẽ làm tăng chứng đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, loạn nhịp thất. Trong quá trình dùng thuốc, nếu thấy có biểu hiện suy tim thì báo ngay với thầy thuốc để được xử lý kịp thời. Khi đến phòng khám người bệnh cần mang theo y bạ để thầy thuốc nắm chắc tình trạng chung về thận, gan và có xử lý thích hợp. 

Không chỉ có các tác dụng phụ trong điều trị tim mạch, nhóm chẹn beta còn để lại những tác dụng phụ lớn trong điều trị tăng huyết áp.

Chẹn bêta tăng đề kháng insulin do đó dễ đưa đến đái tháo đường (ĐTĐ). Nghiên cứu gộp dựa trên 22 nghiên cứu với 143.153 bệnh nhân, chẹn bêta và lợi tiểu tăng ĐTĐ so với các thuốc hạ áp khác.

Hiệu quả hạ áp kém. Nghiên cứu STOP.1, nghiên cứu LIFE cho thấy nhóm chẹn bêta chỉ đạt mục tiêu huyết áp khoảng 50% bệnh nhân. Một nhược điểm khác của chẹn bêta là giảm huyết áp ngoại vi nhiều hơn giảm huyết áp trung tâm (khác với ức chế men chuyển, lợi tiểu và đối kháng calci). Mức huyết áp trung tâm có giá trị tiên đoán biến cố tim mạch như NMCT và đột quỵ hơn là huyết áp ngoại vi.

Chẹn bêta còn giảm phì đại thất trái kém hơn thuốc khác, làm tăng cân, làm giảm khả năng gắng sức không cải thiện chức năng nội mạc (ngoại trừ nebivolol). Từ những hiểu biết trên, hiện nay chẹn bêta chỉ nên sử dụng trong những trường hợp THA có chỉ định bắt buộc chẹn bêta: THA có kèm bệnh ĐMV, THA có kèm suy tim, THA có kèm loạn nhịp nhanh, THA trên phụ nữ có thai, THA kèm tăng nhãn áp.
  • benh tim mach trieu chung
  • benh tim mach vanh
  • tim hieu ve benh tim mach
  • benh tim mach nen an gi
  • benh an khoa tim mach
  • tim hieu benh tim mach
  • benh an noi tim mach
  • thuoc benh tim mach

Liệu pháp gen mang lại hy vọng cho bệnh nhân tim

Ảnhminh họa. (Nguồn: berryhappybodies.com)
Các cuộc thử nghiệm mới về ứng dụng liệu pháp gen trong điều trị bệnh tim mạch đã cho kết quả đáng khích lệ, mang lại hy vọng cho hàng triệu người mắc căn bệnh hiểm nghèo này trên toàn thế giới.

Thông tin này được đăng tải trên tạp chí Science Translation Medicine của Mỹ số ra ngày 16/7.

Nhóm các nhà khoa học thuộc Viện Tim mạch Cedars-Sinai (Mỹ) đã tiến hành thử nghiệm trên những chú lợn mắc bệnh, theo đó tiêm trực tiếp gen TBX18 vào các tế bào cơ tim trong khu vực tâm thất để biến đổi chúng thành các tế bào hạch xoang nhĩ có tác dụng tạo nhịp.

Các tế bào này có đặc điểm và tính năng tương tự tế bào tạo nhịp tự nhiên, ngay cả khi gen TBX18 mất đi. Thủ thuật này được thực hiện rất đơn giản chỉ bằng một ống thông tiểu mà không cần tiến hành phẫu thuật tim.

Sau một ngày điều trị, kết quả cho thấy nhịp tim của những chú lợn này đã nhanh và ổn định hơn so với những chú không được sử dụng liệu pháp này.

Trưởng nhóm nghiên cứu đồng thời là Viện trưởng viện trên, ông Eduardo Marban, cho biết đây là lần đầu tiên liệu pháp gen được thí nghiệm thành công trên động vật để điều trị bệnh tim mạch.

Các nhà khoa học sẽ tiếp tục nghiên cứu thử nghiệm liệu pháp này đối với con người trong 2-3 năm tới. Nếu thành công, liệu pháp gen sẽ mở ra hy vọng cho khoảng 2% bệnh nhân hiện đang lệ thuộc vào máy trợ tim cũng như những trẻ sơ sinh mắc bệnh tim bẩm sinh.

Theo số liệu thống kê, cứ 22.000 trẻ thì có 1 trẻ bị rối loạn nhịp tim từ trong bụng mẹ. Ngoài ra, các nhà khoa học cũng hy vọng liệu pháp này có thể sớm thay thế các thiết bị trợ tim đắt tiền hiện nay.

Bộ Y tế Mỹ mỗi năm phải chi hơn 8 tỷ USD để lắp đặt hơn 300.000 máy trợ tim tại các bệnh viện.

Liệu pháp gen nói chung được áp dụng để sửa đổi DNA của người bệnh theo hướng chống lại các căn bệnh cụ thể, vốn đã được thử nghiệm trong việc điều trị rất nhiều bệnh từ mù lòa đến trầm cảm và các triệu chứng mất trí nhớ.

Phương pháp điều trị gen xuất hiện trên phác đồ điều trị từ cuối những năm 90 của thế kỷ trước và trở thành một trong những lĩnh vực hấp dẫn nhất của ngành công nghệ sinh học, hứa hẹn có thể giúp ngăn chặn hoặc đẩy lùi các bệnh di truyền trong tương lai.

Vào năm 2003, cơ quan chức năng Trung Quốc cũng đã thông qua liệu pháp gen điều trị ung thư đầu và cổ.

Tuy nhiên, các nhà khoa học cảnh báo liệu pháp điều trị này cũng thường gặp phải những rủi ro do các phản ứng không mong muốn hoặc không thể kiểm soát được từ hệ thống miễn dịch

Từ khóa google
  • benh tim mach trieu chung
  • nhói tim
  • chua benh tim mach
  • benh tim mach vanh
  • benh tim mach nen an gi
  • nguyen nhan benh tim mach
  • thuoc benh tim mach
  • benh tim mach huyet ap