Bệnh tim mạch - Phòng chống và Điều trị bệnh tim mạch

Thứ Năm, 17 tháng 7, 2014

Bệnh tim tăng trầm trọng hơn vì thuốc trị tăng huyết áp

Bệnh tim mạch - Thuốc chẹn beta được dùng trong điều trị tăng huyết áp nhưng khi dùng nhóm thuốc này, một số tác dụng không mong muốn có thể xảy ra như gây ra hoặc làm nặng thêm suy tim, gây co thắt phế quản...


Bệnh nhân cần tư vấn bác sỹ trước khi dùng thuốc để tránh những tác dụng phụ không mong muốn. Ảnh minh họa

Việc chọn lựa thuốc thích hợp cho các bệnh này do thầy thuốc quyết định, song người bệnh cần hiều rõ các tác dụng phụ, tương tác của chúng để dùng đúng, tránh tai biến. Một số thuốc trong nhóm này như atenolol, metoprosol, bisoprolol, propranolol, narodol, timolol, carvediol, lebatol. Ngoài ra nhóm thuốc chẹn beta này còn có những tác dụng phụ khác mà người tiêu dùng cần lưu ý.

Khi dùng loại thuốc này cũng cần chú ý tới sự tương tác với các thuốc dùng đồng thời, trong đó có tương tác làm nặng thêm tác dụng phụ của thuốc. Đối với các thuốc hạ huyết áp khác, thuốc làm tăng hiệu lực hạ huyết áp, song cũng làm tăng tác dụng phụ của chẹn beta (làm chậm nhịp tim, tụt huyết áp mạnh, gây ra hoặc làm nặng thêm suy tim, gây block nhĩ - thất, còn có thể gây loạn nhịp tim).

Mức tương tác cũng khác nhau. Với nhóm lợi niệu (thiazid) vẫn có thể phối hợp được, nhưng cần điều chỉnh liều; Nếu trước đó đã dùng lợi niệu thì phải ngừng lợi niệu vài ba ngày rồi mới dùng chẹn beta; Nếu muốn dùng cùng lúc thì phải khởi đầu chẹn beta liều thấp. Với nhóm chẹn canxi (bebridil, nifedipin, diltiazem, verapamil) tương tác ở mức nghiêm trọng, dẫn tới suy tim, tuyệt đối không phối hợp. 

Khi dùng chung với thuốc chống loạn nhịp khác (như propafenon amiodaron, quinidin, disopyramid), chẹn beta làm tăng tính ức chế tim (gây rối loạn co bóp tim), tăng sự làm chậm dẫn truyền nhĩ thất lên quá mức (gây rối loạn dẫn truyền), hủy các tác dụng điều hòa tim mạch và điều hòa giao cảm làm mất tác dụng của các thuốc này.

Do có những tác dụng phụ và các tương tác trên, người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối sự chỉ định của thầy thuốc, không tự ý chọn thuốc hay thay đổi thuốc. Thực hiện đúng lịch khám định kỳ, chấp hành sự điều chỉnh thuốc nếu có, dùng đúng liều, khởi đầu liều thấp rồi tăng dần đến liều hiệu lực, không tự ý tăng liều theo cảm giác chủ quan (liều cao không tăng hiệu lực mà tăng tác dụng phụ).


Người bệnh huyết áp cần có chế độ dùng thuốc và điều trị thích hợp để không ảnh hưởng tới tim. Ảnh minh họa

Việc dùng lâu dài cơ thể đã quen với trạng thái ức chế nên không ngừng thuốc đột ngột, vì ngừng đột ngột sẽ làm tăng chứng đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, loạn nhịp thất. Trong quá trình dùng thuốc, nếu thấy có biểu hiện suy tim thì báo ngay với thầy thuốc để được xử lý kịp thời. Khi đến phòng khám người bệnh cần mang theo y bạ để thầy thuốc nắm chắc tình trạng chung về thận, gan và có xử lý thích hợp. 

Không chỉ có các tác dụng phụ trong điều trị tim mạch, nhóm chẹn beta còn để lại những tác dụng phụ lớn trong điều trị tăng huyết áp.

Chẹn bêta tăng đề kháng insulin do đó dễ đưa đến đái tháo đường (ĐTĐ). Nghiên cứu gộp dựa trên 22 nghiên cứu với 143.153 bệnh nhân, chẹn bêta và lợi tiểu tăng ĐTĐ so với các thuốc hạ áp khác.

Hiệu quả hạ áp kém. Nghiên cứu STOP.1, nghiên cứu LIFE cho thấy nhóm chẹn bêta chỉ đạt mục tiêu huyết áp khoảng 50% bệnh nhân. Một nhược điểm khác của chẹn bêta là giảm huyết áp ngoại vi nhiều hơn giảm huyết áp trung tâm (khác với ức chế men chuyển, lợi tiểu và đối kháng calci). Mức huyết áp trung tâm có giá trị tiên đoán biến cố tim mạch như NMCT và đột quỵ hơn là huyết áp ngoại vi.

Chẹn bêta còn giảm phì đại thất trái kém hơn thuốc khác, làm tăng cân, làm giảm khả năng gắng sức không cải thiện chức năng nội mạc (ngoại trừ nebivolol). Từ những hiểu biết trên, hiện nay chẹn bêta chỉ nên sử dụng trong những trường hợp THA có chỉ định bắt buộc chẹn bêta: THA có kèm bệnh ĐMV, THA có kèm suy tim, THA có kèm loạn nhịp nhanh, THA trên phụ nữ có thai, THA kèm tăng nhãn áp.
  • benh tim mach trieu chung
  • benh tim mach vanh
  • tim hieu ve benh tim mach
  • benh tim mach nen an gi
  • benh an khoa tim mach
  • tim hieu benh tim mach
  • benh an noi tim mach
  • thuoc benh tim mach

Liệu pháp gen mang lại hy vọng cho bệnh nhân tim

Ảnhminh họa. (Nguồn: berryhappybodies.com)
Các cuộc thử nghiệm mới về ứng dụng liệu pháp gen trong điều trị bệnh tim mạch đã cho kết quả đáng khích lệ, mang lại hy vọng cho hàng triệu người mắc căn bệnh hiểm nghèo này trên toàn thế giới.

Thông tin này được đăng tải trên tạp chí Science Translation Medicine của Mỹ số ra ngày 16/7.

Nhóm các nhà khoa học thuộc Viện Tim mạch Cedars-Sinai (Mỹ) đã tiến hành thử nghiệm trên những chú lợn mắc bệnh, theo đó tiêm trực tiếp gen TBX18 vào các tế bào cơ tim trong khu vực tâm thất để biến đổi chúng thành các tế bào hạch xoang nhĩ có tác dụng tạo nhịp.

Các tế bào này có đặc điểm và tính năng tương tự tế bào tạo nhịp tự nhiên, ngay cả khi gen TBX18 mất đi. Thủ thuật này được thực hiện rất đơn giản chỉ bằng một ống thông tiểu mà không cần tiến hành phẫu thuật tim.

Sau một ngày điều trị, kết quả cho thấy nhịp tim của những chú lợn này đã nhanh và ổn định hơn so với những chú không được sử dụng liệu pháp này.

Trưởng nhóm nghiên cứu đồng thời là Viện trưởng viện trên, ông Eduardo Marban, cho biết đây là lần đầu tiên liệu pháp gen được thí nghiệm thành công trên động vật để điều trị bệnh tim mạch.

Các nhà khoa học sẽ tiếp tục nghiên cứu thử nghiệm liệu pháp này đối với con người trong 2-3 năm tới. Nếu thành công, liệu pháp gen sẽ mở ra hy vọng cho khoảng 2% bệnh nhân hiện đang lệ thuộc vào máy trợ tim cũng như những trẻ sơ sinh mắc bệnh tim bẩm sinh.

Theo số liệu thống kê, cứ 22.000 trẻ thì có 1 trẻ bị rối loạn nhịp tim từ trong bụng mẹ. Ngoài ra, các nhà khoa học cũng hy vọng liệu pháp này có thể sớm thay thế các thiết bị trợ tim đắt tiền hiện nay.

Bộ Y tế Mỹ mỗi năm phải chi hơn 8 tỷ USD để lắp đặt hơn 300.000 máy trợ tim tại các bệnh viện.

Liệu pháp gen nói chung được áp dụng để sửa đổi DNA của người bệnh theo hướng chống lại các căn bệnh cụ thể, vốn đã được thử nghiệm trong việc điều trị rất nhiều bệnh từ mù lòa đến trầm cảm và các triệu chứng mất trí nhớ.

Phương pháp điều trị gen xuất hiện trên phác đồ điều trị từ cuối những năm 90 của thế kỷ trước và trở thành một trong những lĩnh vực hấp dẫn nhất của ngành công nghệ sinh học, hứa hẹn có thể giúp ngăn chặn hoặc đẩy lùi các bệnh di truyền trong tương lai.

Vào năm 2003, cơ quan chức năng Trung Quốc cũng đã thông qua liệu pháp gen điều trị ung thư đầu và cổ.

Tuy nhiên, các nhà khoa học cảnh báo liệu pháp điều trị này cũng thường gặp phải những rủi ro do các phản ứng không mong muốn hoặc không thể kiểm soát được từ hệ thống miễn dịch

Từ khóa google
  • benh tim mach trieu chung
  • nhói tim
  • chua benh tim mach
  • benh tim mach vanh
  • benh tim mach nen an gi
  • nguyen nhan benh tim mach
  • thuoc benh tim mach
  • benh tim mach huyet ap

Thứ Hai, 14 tháng 7, 2014

Dáng cao, gầy... là mắc bệnh tim?

Bệnh tim mạch - Trong một lần đi khám sàng lọc bệnh tim mạch ở tỉnh Bình Phước, tôi gặp trường hợp cô gái trẻ đưa mẹ mình đi khám bệnh vì bà thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, khó thở. Tôi cũng đề nghị cô gái đăng ký để được khám bệnh và siêu âm tim kiểm tra.

Dáng cao, gầy... là mắc bệnh tim?
Sao bác sĩ khám bệnh cho mẹ rồi lại “khuyến mãi” khám cho con gái nữa

Không có gì bí hiểm cả! Nguyên nhân là người mẹ có dáng cao, gầy, tay chân dài và vẻ mặt gợi ý đến hội chứng tay vượn (còn gọi là hội chứng Marfan) là một bệnh có tính di truyền, trong khi cô con gái lại có dáng người và vẻ mặt giống hệt mẹ mình.

Chắc nhiều người sẽ ngạc nhiên về đặc điểm hình dáng cao gầy, mặt dài và hẹp, tay, chân, các ngón đều dài quá khổ... của một số nhân vật nổi tiếng như Newton, Darwin, Colombo, tổng thống Mỹ Abraham Lincoln, tổng thống Pháp Charles de Gaulle, hay Michael Phelps (vận động viên bơi lội người Mỹ, giữ kỷ lục 14 huy chương vàng Olympic)...

Những người này được xem là mắc hội chứng tay vượn, một tình trạng bệnh lý có tần suất mắc là 1/5.000. Phải chăng những ai có dáng người cao, gầy đều có khả năng mắc hội chứng tay vượn?

Hội chứng tay vượn là gì?


Hội chứng tay vượn xảy ra do bất thường ở mô liên kết, thành phần có chức năng kết nối các cấu trúc của cơ thể và tạo khung cho quá trình tăng trưởng. Vì mô liên kết có khắp cơ thể nên hội chứng tay vượn ảnh hưởng đến sự phát triển và chức năng nhiều cơ quan như tim, mạch máu, phổi, xương, khớp, mắt, da...

Hội chứng tay vượn là tình trạng bẩm sinh (xuất hiện từ khi mới sinh ra) và mang tính chất di truyền trội (con của người mắc hội chứng tay vượn có xác suất mắc bệnh 50%). Khoảng 25-30% trường hợp là do đột biến, không có tiền sử gia đình.

Các dấu hiệu của hội chứng tay vượn thay đổi, khác nhau ngay cả với những người trong cùng gia đình. Có người chỉ bị ảnh hưởng nhẹ, có người gặp biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, hội chứng tay vượn không ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ. Bác sĩ chẩn đoán hội chứng tay vượn dựa vào bệnh sử và những dấu hiệu liên quan đến hội chứng này có trên lâm sàng và cận lâm sàng.

Hội chứng tay vượn có thể gây ra biến chứng cho các tạng, thường là tim, mạch máu, xương, mắt (tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể...), thần kinh, phổi..., trong đó biến chứng về tim mạch là phổ biến (xảy ra ở 9/10 người bệnh) và nguy hiểm nhất. Biến chứng tim mạch có thể là bị bệnh van tim lâu ngày đưa đến suy tim, bị phình hoặc bóc tách động mạch chủ có thể bị vỡ động mạch chủ đưa đến tử vong... Độ nặng của các biến chứng sẽ tăng lên theo thời gian.

Bác sĩ theo dõi, điều trị hội chứng tay vượn tùy theo tạng có biến chứng. Không thể điều trị khỏi hẳn bệnh mà chỉ có thể ngăn ngừa hoặc làm chậm diễn tiến của các biến chứng bằng phương pháp điều trị thuốc hoặc phẫu thuật. Bệnh nhân có bệnh van tim cần được theo dõi, điều trị thuốc và phẫu thuật khi cần.

Bệnh nhân bị giãn động mạch chủ cần dùng thuốc để hạn chế động mạch chủ giãn thêm hay bóc tách. Phình hay bóc tách động mạch chủ nếu có chỉ định thì cần tiến hành phẫu thuật để thay đoạn động mạch chủ bị bệnh.

Những ai cần tầm soát?


Nếu được phát hiện sớm, theo dõi sát sao, điều trị thích hợp thì dự hậu của bệnh cải thiện rõ rệt, tuổi thọ tăng, thậm chí có thể sinh hoạt gần như người bình thường. Do đó, việc được bác sĩ kiểm tra nếu có dấu hiệu nghi ngờ mắc hội chứng tay vượn là cần thiết. Dáng người cao, gầy là đặc điểm dễ thấy nhất ở hội chứng tay vượn, do đó nhiều người có “dáng người mẫu” cao, gầy lại lo lắng rằng mình mắc bệnh.

Thật sự không phải ai có dáng cao, gầy cũng cần được tầm soát. Những đối tượng cần lưu ý kiểm tra hội chứng tay vượn là:

- Người có người thân mắc hội chứng tay vượn.

- Người có người thân có bất thường về bệnh lý mô liên kết di truyền.

- Người có dáng cao gầy (đặc biệt nam giới cao trên 1,8m, nữ giới cao trên 1,75m) và kèm theo một trong số những bất thường về hình dáng bên ngoài như đã mô tả (tay, chân, ngón tay, ngón chân dài không cân đối; xương ức lồi ra hay lõm vào; xương sống cong; bàn chân phẳng; cận thị nặng...).

Những người không có dáng cao, gầy, tay chân dài bất thường, không có tiền sử gia đình có người mắc hội chứng tay vượn và không có tiền sử người thân gặp biến cố tim mạch ở tuổi trước 50 thì không cần tầm soát hội chứng tay vượn.

Thứ Năm, 3 tháng 7, 2014

Gene PIA2: Nguyên nhân gây chứng đột quỵ và tim mạch?

Gene PIA2: Nguyên nhân gây chứng đột quỵ và tim mạch? Các nhà khoa học Anh mới đây đã phát hiện ra một loại gene, được xem là nguyên nhân gây các chứng đột quỵ hoặc các bệnh về tim mạch.
Theo một nghiên cứu được đăng tải trên một tạp chí khoa học mang tên PLOS ONE của Anh, được tổng hợp từ 80 nghiên cứu trước đó, những người có loại gene PIA2 có nguy cơ cao mắc chứng đột quỵ hơn so với những người không có loại gene này. Nguy cơ bị đột quỵ ở những người có loại gene này rơi vào khoảng từ 10 đến 15%. Trong trường hợp một người có hai biến thể của loại gene này thì nguy cơ bị đột quỵ tăng trên 70%.



Có đến 150.000 người mắc chứng đột quỵ và 100.000 người khác bị bệnh tim mạch ở Anh mỗi năm (Ảnh: KT)

Tuy nhiên, các nghiên cứu cũng chỉ rõ để đưa ra kết luận chính thức về loại gene này, sẽ cần có thêm nhiều nghiên cứu nữa. Các nhà khoa học cũng nhấn mạnh, ngoài loại gene trên, một lối sống không lành mạnh như thói quen hút thuốc lá và thói quen ít vận động cũng góp phần làm gia tăng nguy cơ đột quy trong xã hội hiện đại.

Theo thống kê cứ 10 người sinh sống tại khu vực Kapkazơ của Nga thì có 1 người có loại gene này hoặc các biến thể của nó. Còn tại Anh, mỗi năm có đến 150.000 người mắc chứng đột quỵ và 100.000 người khác bị bệnh tim mạch./.
Nguồn: vov.vn


Thứ Sáu, 12 tháng 4, 2013

Một số nguyên nhân gây khó thở

Khó thở có thể là triệu chứng của suy tim, thiếu máu, tổn thương phổi diện rộng, hoặc do vận động quá sức, lo lắng thái quá và ở trong môi trường quá nóng, quá lạnh.


Khó thở thường gặp trong các trường hợp sau:

- Bị viêm phế quản, viêm phổi hoặc nhiễm trùng kéo dài như lao phổi hoặc viêm phế quản mạn. Khó thở trong trường hợp này thường đi kèm với sốt hoặc sự thay đổi màu sắc của đờm.

- Hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, giãn phế nang. Khó thở thường thấy kèm theo thở khò khè.

- Ung thư phổi hoặc có khối u tại phổi: khó thở thường kèm theo ăn kém, gầy sút nhiều. Bệnh nhân thường từng nghiện thuốc lá nặng.

- Tổn thương phổi diện lớn: ví dụ như áp-xe phổi, hoặc bệnh bụi phổi.

- Tắc mạch phổi: khó thở thường xảy ra đột ngột và thường phối hợp với khó thở nhanh nông và đi kèm với đau ngực.

- Bệnh cơ hoành và thành ngực: liệt cơ hoành sau phẫu thuật ngực hoặc béo phì đều có thể gây khó thở.

- Suy tim: khó thở trong suy tim là do giảm khả năng giãn nở của cơ tim làm tăng áp lực máu quanh phổi.

- Thiếu máu: lượng hồng cầu giảm làm oxy không đủ cung cấp cho nhu cầu của cơ thể.

- Tình trạng tăng chuyển hóa như bệnh Basedow, sốc, nhiễm trùng máu.

- Bệnh thận và gan mạn tính: do tăng lượng dịch đến phổi làm giảm trao đổi oxy tại phổi gây khó thở.

- Viêm đa khớp.

- Có vấn đề về hệ thống thần kinh: tăng áp lực sọ não do chấn thương sọ não, khối u não, tai biến mạch não, chảy máu não. Khó thở thường xảy ra khi não bị chèn ép ở vùng điều hòa hô hấp. Triệu chứng hô hấp thường xảy ra sau các triệu chứng thần kinh.

- Rối loạn thần kinh cơ gây ảnh hưởng đến giãn nở lồng ngực và có thể ảnh hưởng đến di động của cơ hoành làm cho bệnh nhân khó thở.

Cách xác định khó thở là triệu chứng của một bệnh:

- Khó thở kéo dài và dai dẳng. Nếu khó thở chỉ diễn ra trong thời gian ngắn và đột ngột với mức độ nặng, cần làm thêm xét nghiệm.

- Khó thở khi nghỉ.

- Khó thở khi gắng sức.

- Khó thở khi nằm.

- Khó thở đi kèm với các triệu chứng như đau ngực rồi lan lên tay, cổ, hàm; sưng tấy cẳng chân, bàn chân; tăng cân hoặc mất cân một cách khó hiểu; kém ăn; mệt mỏi từng lúc; toát mồ hôi; ho ra đờm có màu vàng, xanh, gỉ sắt hoặc thấy có máu trong đờm; sốt; thở khò khè; ho kéo dài dai dẳng. Đầu móng tay hoặc môi có màu xanh tím, mệt mỏi, choáng váng, móng tay khum...

Việc điều trị khó thở tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu khó thở do bệnh tim, cần điều trị bằng thuốc chữa suy tim như lợi tiểu, ức chế men chuyển, digoxin và chẹn bêta. Nếu khó thở do hen tim và bệnh phổi mạn tính, phải điều trị bằng các thuốc giảm co thắt phế quản và thuốc chống viêm hoặc thở oxy. Trong trường hợp nhiễm trùng cần dùng kháng sinh.

Để phòng tránh chứng khó thở cần:

- Bỏ thuốc lá giúp giảm các triệu chứng khó thở và giảm nguy cơ ung thư phổi.

- Tránh các chất có thể gây dị ứng, bụi bẩn, độc chất.

- Tránh tăng quá cân và tập thể dục đều đặn.

- Ăn giảm muối nếu bị suy tim, đồng thời dùng thuốc và theo dõi cân nặng thường xuyên.

Thạc sĩ Phạm Như Hùng, Viện Tim mạch Việt Nam 


Tags: Benh vien noi tiet, bệnh viện nội tiết, benh vien noi tiet trung uong ha noi

Choáng váng chóng mặt

Choáng váng & chóng mặt là triệu chứng mà bệnh nhân thường than phiền tại các phòng khám tổng quát cũng như thần kinh.
Choáng váng thường được sử dụng mô tả cảm giác xây xẩm hoặc mất thăng bằng. Còn chóng mặt là 1 ảo giác bệnh nhân thấy đồ vật xung quanh xoay tròn hoặc có cảm giác bản thân mình bị xoay tròn
Nguyên nhân
1. Bất thường ở tai trong, những dây thần kinh nốI kết từ tai trong đến não bộ. Ví dụ: Viêm mê đạo, chóng mặt tư thế lành tính, bệnh Méniere
2. Tổn thương tại chính não bộ: nhiễm trùng ỡ não bộ, u não, chấnthương vùng đầu, đột quỵ & co giật cũng gây ra chóng mặt.
3. Thuốc & rượu:
Một số kháng sinh như Streptomycin, gentamycin, thuốc lợi tiểu, thuốc điều trị trầm cảm, thuốc chống động kinh, thuốc dãn mạch
Rượu & thuốc lá cũng là những nguyên nhân thường gặp
4. Say tàu xe :do cơ chế mất thăng bằng ở tai trong, vận động đầu, mắt
Triệu chứng
Một số triệu chứng đặc biệt có thể gợi ý nguyên nhân của chóng mặt do bệnh tai, tổn thương ở não hay các nguyên nhân khác
Những biểu hiện gợi ý
Triệu chứng
Nguồn gốc
Nguyên nhân
Xoay tròn
Tai trong
Say tàu xe, nhiễm trùng, viêm thần kinh tiền đình, chóng mặt tư thế, bệnh Méniere.
Xây xẩm, chóang váng
Bệnh tim mạch
Hạ huyết áp
Lú lẫn, mơ hồ
Bệnh về tinh thần /tâm thần
Trầm cảm, lọan thần, rối loạn lo âu
Mất thăng bằng
Tổn thương thần kinh trung ương
Đột quỵ, chấn thương đầu, u não , ápxe não, thoái hóa thần kinh trung ương
Những yếu tố nguy cơ:
Khỏang 20% người độ tuổI 60 thường hay than phiền về chóang váng chóng mặt trong sinh họat hằng ngày. Chóng mặt tư thế lành tính thường ở người già, còn các nguyên nhân khác như viêm mê đạo, say tàu xe thì gặp ở mọi lứa tuổi.
Chẩn đóan chóng mặt:

Khi người bệnh bị chóng mặt cần phải được thăm khám tại các phòng khám chuyên khoa thần kinh & tai mũi họng để xác định nguồn gốc, nguyên nhân chóng mặt.
Tuy nhiên người bệnh cần chuẩn bị trả lời nhũng câu hỏi sau:

1. Chóng mặt là gì ? Bạn có cảm giác muốn ngất, xoay tròn, lú lẫn, hỏang sợ /mất thăng bằng.
2. Chóng mặt xuất hiện đột ngột ? Hay có yếu tố thuận lợi nào thúc đẩy ? Chẳng hạn thay đổi tư thế đột ngột
3. Bạn làm gì để giảm chóng mặt ?
4. Các triệu chứng kèm theo: Nôn / buồn nôn, đau đầu, mờ mắt, nói lắp, tê-yếu tay chân? ù tai, giảm thính lực.
5. Có uống rượu /hút thuốc. Có đang dùng thuốc gì ?
Các Test chẩn đóan chóng mặt:
Tùy theo nguyên nhân, nguồn gốc mà các test được chỉ định khác nhau.
Trong nguyên nhân bệnh tai trong thường được đo thính lực đồ, các xét nghiệm về dịch, mũ vùng tai xoang
Chụp điện tóan cắt lớp (CT) hay cộng hưởng từ (MRI) thường được chỉ định trong các tổn thương não như u não, u dây thần kinh, đột qụy, chấn thương vùng đầu
Điều trị chóng mặt:
Tùy nguồn gốc, nguyên nhân của chóng mặt mà thái độ điều trị khác nhau. Tuy nhiên trong mọi trường hợp khi xảy ra cơn chóng mặt cấp cần phải điều trị triệu chứng vì nó làm cho bệnh nhân khó chịu & sợ hãi.
Sử dụng thuốc tùy thuộc vào kinh nghiệm lâm sàng của thầy thuốc, một số thuốc sau đây thường được sử dụng và đánh giá tốt:
Các thuốc nhóm Histamine: Các thuốc này làm giảm ngay các triệu chứng chóng mặt và buồn nôn nhưng có tác dụng ngầy ngật.

Meclizin : 50-75mg/ngày.
Promethazine : 25-100mg/ngày.
Hydroxyzine : 25-100mg/ngày.
Dimenhydrynate : 25-100mg/ngày.
Diphenhydramine : 50-100mg/ngày.
Acetylleucine: 1000-1500mg/ngày.
Nhóm ức chế canxi:

Flunarizine : 5-10mg/ngày.
Cinnarizine : 50-100mg/ngày.
Nhóm Benzodiazepines:

Diazepam: thuốc nhóm này thường dùng cho bệnh nhân quá lo lắng nhưng cần được hướng dẫn kỹ sử dụng.
Nhóm tăng tuần hoàn tiền đình:

Piracetam: 1200-2400mg/ngày.
Betahistine: 24-48mg/ngày.
Extrait de ginkgo biloba.
Các Bài Tập Điều Trị Chóng Mặt:
Ở giai đoạn cấp:
Tư thế nằm

Đưa mắt nhìn sang hai bên và lên xuống thực hiện động tác chậm rồI nhanh dần.
Nhìn ngón tay di chuyển qua lại trước mắt khoảng 20cm.
Cử động gập ngữa và xoay đầu sang hai bên, chậm và tăng dần.
Tập tư thế ngồI sau đó là tư thế đứng với cùng động tác như trên.
Khi đã bớt:
Tập các động tác như trên ở tư thế đứng.
Đang ngồi từ từ đứng dậy với mở mắt và nhắm mắt.
Lên xuống bậc thang với mở mắt và nhắm mắt.
Xoay người 360 độ trong lúc cố xoay đầu về một điểm cố định.

Theo Suckhoegiadinh.org
Tags: Benh vien noi tiet, bệnh viện nội tiết, benh vien noi tiet trung uong ha noi

Triệu chứng đau ngực

NGUYÊN NHÂN TIM MẠCH
Rối loạn
Tính chất điển hình
Xét nghiệm chẩn đoán
Cơn đau thắt ngực (CĐTN)
Đau sau xương ức tới cổ, hàm, cánh tay, kéo dài <>
Có thể kèm khó thở, vã mồ hôi, buồn nôn/ nôn tăng lên khi gắng sức.
giảm khi nghỉ hoặc nhờ nitroglycerin.
ECG (ST¯, ST­ và / hoặc sóng T đảo)
Nhồi máu cơ tim
Giống như CĐTN nhưng tăng cường độ, kéo dài > 30 phút.
EKG (ST­, ST¯ và/ hoặc nhờ sóng T đảo)
CPK – MB hoặc troponin (+).
Viêm màng ngoài tim
Đau nhói lan đến cơ thang ­ bởi hô hấp
¯ khi ngồi cúi người ra trước.
Tiếng cọ màng ngoài tim ECG (ST chênh lên, cong lõm, lan toả) có thể tràn dịch màng tim.
Bóc tách động mạch chu’
Đau như dao đâm, như xé, khởi phát đột ngột ở vùng giữa hai bả vai, sau lưng hoặc trước ngực.
Huyết áp hoặc mạch không đối xứng, hở van động mạch chủ mới xuất hiện. XQ ngực, thấy hình ảnh lòng giả trên CT, siêu âm tim qua thực quản chụp mạch máu hoặc MRI.
NGUYÊN NHÂN VỀ PHỔI
Rối loạn
Đặc điểm tiêu biểu
Nghiên cứu chẩn đoán
Viêm màng phổi
Đau kiểu màng phổi.
Khó thở, sốt, ho, khạc đàm
Sốt, tim nhanh, Rale nổ và động đặc phổi. Thâm nhiễm trên XQ ngực.
Tràn khí màng phổi
Đau nhói, kiểu màng phổi.
Tiếng cọ màng phổi.
Thuyên tắc phổi
Khởi phát đột ngột, đau kiểu màng phổi.
Tim nhanh, thở nhanh, ¯ oxy máu scan thông khí/ tưới máu hoặc chụp động mạch phổi.
Tăng áp phổi
Khó thở nặng ngực, khi gắng sức.
¯ oxy máu, P2 mạnh, S3 và S4 bên tim P.
NGUYÊN NHÂN VỀ TIÊU HOÁ
Rối Loạn Đặc điểm tiêu biểu Nghiên cứu chẩn đoán
Trào ngược thực quản
Cảm giác nóng bỏng sau xương ức, vị chua ở miệng. ­ sau ăn, khi cúi người xuống ¯ bởi antacids.
Đo độ PH thực
Co thắt thực quản
Đau nhiều sau xương ức ­ khi nuốt.
¯ nhờ Nitroglycerin hoặc thuốc ức chế calci.
HC Mallory Weiss
Loét đường tiêu hoá
Bệnh đường mật
Viêm tuỵ

ĐÁNH GIÁ BỆNH LÝ ĐỘNG MẠCH VÀNH BẰNG XÉT NGHIỆM KHÔNG GÂY CHẢY MÁU.

Khả năng bị bệnh động mạch vành trước khi xét nghiệm.
Tuổi
Đau ngực không phải kiểu thắt ngực bằng không có hoặc chỉ có một triệu chứng.
Đau thắt ngực không điển hình bằng có hai trong ba triệu chứng
Đau thắt ngực điển hình bằng có đủ ba triệu chứng
Nam
Nữ
Nam
Nữ
Nam
Nữ
30 –39
5%
1%
22%
4%
70%
26%
40-49
14%
3%
46%
13%
87%
55%
50-59
22%
8%
59%
32%
92%
80%
60-69
28%
19%
67%
54%
94%
91%
Các triệu chứng: (1) đau ngực sau xương ức; (2) khởi phát khi gắng sức; (3) đau ngực giảm đi khi nghỉ hoặc dùng Nitroglycerine.
Nghiệm pháp gắng sức
- Chỉ định: chẩn đoán bệnh động mạch vành, đánh giá các bệnh nhân bị bệnh nhân đã biết bị bệnh động mạch vành mà có thay đổi về tình trạng lâm sàng, đánh giá mức đỗ nguy hiểm của bệnh nhân – nhất là bệnh nhân có hội chứng mạch vành cấp, xác định vùng thiếu máu cục bộ.
- Chống chỉ định: NMCT cấp trong vòng 48 giờ, cơn đau thắt ngực không ổn định chưa được ổn với điều trị nội khoa, bệnh nhân bị hẹp nhánh chính của động mạch vành trái, hẹp khít van động mạch chủ, suy tim sung huyết có triệu chứng, rối loạn nhịp chưa được kiểm soát.
- Các phương pháp gắng sức: phương pháp chuẩn hoặc theo phương cách của Bruce có cải tiến, gắng sức dưới mức tối đa hoặc gắng sức giới hạn theo triệu chứng.
- Các phương pháp gắng sức bằng thuốc (cho bệnh nhân không thể thực hiện động tác gắng sức).
- Các chất dãn mạch vành: Dipyridamole hoặc Adenosine (có thể gây nhịp chậm hoặc co thắt phế quản).
- Các chất ảnh hưởng lên co bóp / dẫn truyền: dobutamine (có thể gây rối loạn nhịp tim nhanh).
- Các phương pháp hình ảnh (dành chi bệnh nhân có ECG bất thường sẵn rồi, dùng gắng sức bằng thuốc, hoặc định khu vùng thiếu máu cục bộ) ECG có bất thường sẵn là các ECG của bệnh nhân có đặt máy tạo nhịp, có block nhánh trái, có ST chênh xuống >1mm lúc nghỉ, bệnh nhân có dùng Digoxin, bệnh nhân có thể có phì đại thất trái, bệnh nhân có hội chứng W-P-W.
- Gắng sức bằng phóng xạ hạt nhân (Thallium 201 hoặc Technicium 99mm), hoặc gắng sức qua siêu âm tim.
Nghiệm pháp
Độ nhạy
Độ chuyên
Lời bàn
Nghiệm pháp gắng sức (NPGS)
~ 60
~ 80
Độ nhạy 90% cho tổn thương 3 mạch máu. <>
NPGS Thallium hoặc Tech 99mm.
80-90
70-90
­ Độ nhạy và độ chuyên nhưng giá thành cao.
NPGS bằng Adenosini/ Dobutamine
80-90
70-90
Có tác dụng phụ của thuốc
NPGS bằng Dobutamine xem qua siêm âm
80-90
~80
Định khu vùng thiếu máu, đánh giá chức năng thất trái, phụ thuộc vào người thực hiện.

Kết quả của nghiệm pháp.

- Nhịp tim (phải đạt được > 85% tần số tim theo lý thuyết) và huyết áp phải tương xứng.
- Đạt được khả năng gắng sức tối đa.
- Đau ngực (xảy ra ở mức gắng sức nào và có tương tự như đau ngực đã từng có hay không).
- Thay đổi ECG:
- ST chênh xuống dạng lõm, hoặc dạng đi ngang: tiên đoán có bệnh động mạch vành.
- ST chênh lên: mức độ tiên đoán cao bị bệnh động mạch vành.
- Về hình ảnh: khiếm khuyết bắt xa (có hồi phục: là thiếu máu cục bộ; hình ảnh cố định: đã NMCT) hoặc có bất thường về vận động thành tim trên siêu âm tim (có hồi phục: thiếu máu cục bộ; hình ảnh cố định: đã NMCT).
Bảng điểm và tiên lượng của Duke (gắng sức bằng thảm lăn)
= thời gian gắng sức (phút) – (5x (độ ST chênh tối đa ở bất cứ chuyển đạo nào) – (4 x chỉ số đau ngực)
Chỉ số đau ngực = 0 nếu không đau ngực không làm hạn chế gắng sức, = 2 nếu phải ngừng gắng sức vì đau ngực.
Bệnh nhân nội trú Bệnh nhân nội trú
Phân loại
Điểm
% bệnh nhân
Tử vong vì tim mạch trong 1 năm
Sống còn sau 4 năm
% bệnh nhân
Sống còn sau 4 năm
Thấp
>=5
34%
<=1%
98%
62%
99%
Trung bình
-10 đến +4
57%
2-3%
92%
34%
95%
Cao
<=11
9%
>=5%
71%
4%
79%

Kết quả nghiệm pháp với nguy cơ cao

Tiêu chuẩn
- ECG: ST chênh xuống >= 2mm, ST chênh xuống >= 1mm trong suốt giai đoạn 1, ST chênh xuống kéo dài hơn 6 phút trong giai đoạn hồi phục, ST chênh xuống ở >= 5 chuyển đạo, ST chênh lên, có nhịp nhanh thất xuất hiện.
- Tình trạng bệnh nhân: tụt HA, khả năng gắng sức <>
- Phóng xạ hạt nhân: thiếu máu cục bộ ở nhiều vùng phân bố của mạch vành, phổi tăng bắt xạ.
- Bảng điểm thuộc nhóm nguy cơ cao (gắng sức bằng thảm lăn).

Ý nghĩa:

50% là bệnh lý nhánh chính của động mạch vành trái hoặc bệnh lý 3 nhánh động mạch vành, xét chỉ định chụp động mạch chụp động mạch vành và tái tạo động mạch vành.
Tags: Benh vien noi tiet, bệnh viện nội tiết, benh vien noi tiet trung uong ha noi